Thứ Hai, Tháng Năm 6, 2024
Trang chủNhân vậtNhạc sĩTuyển tập Ca khúc -  Hợp xướng “Gởi tình theo sóng nước...

Tuyển tập Ca khúc –  Hợp xướng “Gởi tình theo sóng nước Hàm Luông”

Tác giả: Thanh Nhã

Tuyển tập Ca khúc – Hợp xướng “Gởi tình theo sóng nước Hàm Luông” của nhạc sĩ Võ Đăng Tín, được Nhà xuất bản Hội Nhà văn cho ra mắt vào đầu năm 2023, tập hợp 38 tác phẩm âm nhạc chọn lọc trong “kho tàng” tác phẩm của ông được sáng tác qua các thời kỳ.

Âm nhạc Võ Đăng Tín trữ tình, lắng đọng, sâu sắc và thành công từ thể loại ca khúc rất chân thành và dịu dàng trầm lắng như con người tác giả; các tác phẩm hợp xướng 3 chương, đến các tác phẩm khí nhạc lớn.

Những ca khúc với giai điệu nhịp nhàng, tha thiết, sâu lắng, tình cảm dạt dào như: Gởi tình theo sông nước Hàm Luông; Bài ca tặng bạn; Hoa dừa; Khúc hát bên bờ biển Tây; LaGi – miền tôi yêu; Nàng Hương; Người mẹ Phú Thọ Hòa; Những cây cầu quê tôi; Nơi ấy quê hương; Núm ruột miền Nam trên đất Bắc; Quê núi Tri Tôn; sông Thom và mùa Xuân; Thành phố nhớ Bác; Tiếng hát xứ dừa; Về với Huế; Về với mẹ; Vút bay đất Mẹ chín Rồng… sôi nổi, tự hào, tươi vui như: Đi giữa màu xanh; Gọi mùa; Lời Bác Hồ – lời núi sông; Về với Hà Tiên… trong sáng, ca ngợi với: Lung linh Viêng Chăn; Mầm hạnh phúc; Mùa xuân Tam Tân; Việt Lào – mãi bên nhau… và phong cách dân ca: Khúc hát Tân Bình; Thân thương Nhà Bè; Về Ba Tri – nhớ nhà thơ Đồ Chiểu…

 Bên cạnh những bài hát viết về quê hương Võ Đăng Tín dành nhiều công sức cho thể loại hợp xướng như: “Mênh mông dòng sông”; tổ khúc hợp xướng: “Sáng ngời hào khí Sài Gòn – thành phố Hồ Chí Minh”; “Tặng người bài hát quê hương” giải B không có giải A, Hội Nhạc sĩ Việt Nam năm 2020; “Tình ca Âu Lạc”; đặc biệt hợp xướng không nhạc đệm “Âm vang đất mẹ chín rồng” đạt giải C Hội Nhạc sĩ Việt Nam năm 2021…

Nhạc sĩ Võ Đăng Tín sinh năm 1950 tại xã An Đức, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre trong gia đình có truyền thống cách mạng. Mới 10 tuổi Võ Đăng Tín đã là liên lạc, tham gia cách mạng năm Đồng khởi 1960 tại xã Phú An Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Cuối năm 1963, ông được cử từ chiến trường miền Nam ra miền Bắc đi học tại Trường học sinh miền Nam số 2; năm 1972, học sáng tác âm nhạc tại Trường Âm nhạc Việt Nam dưới sự hướng dẫn của PGS Thế Bảo. Năm 1975, ông tiếp tục học sáng tác âm nhạc tại Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh dưới sự hướng dẫn của PGS Ca Lê Thuần. Tốt nghiệp, Võ Đăng Tín được Nhà trường giữ lại làm cán bộ giảng dạy kiêm phụ trách Phòng Tư liệu của Nhạc viện, sau đó là chuyên viên âm nhạc của Sở Văn hóa – Thông tin thành phố Hồ Chí Minh; và giữ chức Giám đốc Nhà hát giao hưởng nhạc vũ kịch thành phố Hồ Chí Minh, Tổng Thư ký Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật thành phố Hồ Chí Minh cho đến khi về hưu.

Với những công hiến không mệt mỏi cho nghệ thuật âm nhạc, nhạc sĩ Võ Đăng Tín đã vinh dự được Đảng và Nhà trước trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật đợt VI năm 2022, với cụm tác phẩm: Giao hưởng thơ: Ký ức Đồng khởi, Hợp xướng: Tặng Người – bài hát quê hương (lời: Võ Đăng Tín – Nguyễn Thụy Kha), Tổ khúc giao hưởng – múa: Chuyện tình non sông (đồng tác giả: Võ Đăng Tín (chương 1+2) – Trần Vương Thạch (chương 3)), Tổ khúc giao hưởng – múa: Mặt trời trong tim (đồng tác giả: Võ Đăng Tín (chương 1+2) – Trần Vương Thạch (chương 3).

BÀI LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

XEM NHIỀU

BÌNH LUẬN GẦN ĐÂY