Thứ Năm, Tháng Năm 9, 2024
Trang chủBài viếtChuyên đềTọa đàm “Nghệ thuật sử dụng âm nhạc dân gian trong sáng...

Tọa đàm “Nghệ thuật sử dụng âm nhạc dân gian trong sáng tác hiện nay”

Tác giả: Thanh Nhã

Chiều 11 tháng 11 năm 2023, tại thành phố Hà Giang, trong khuôn khổ Liên hoan Âm nhạc toàn quốc đợt II, Hội Nhạc sĩ Việt Nam đã phối hợp với Hội Văn học nghệ thuật Hà Giang tổ chức cuộc Tọa đàm “Nghệ thuật sử dụng âm nhạc dân gian trong sáng tác hiện nay”.

Tham dự Tọa đàm có: họa sĩ Lâm Tiến Mạnh – Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Hà Giang; Chủ tịch các Liên hiệp Hội, Hội Văn học nghệ thuật các tỉnh, thành, Chi hội trưởng các Chi hội có đoàn tham gia Liên hoan; các đồng chí lãnh đạo các Sở, Ban, Ngành của tỉnh Hà Giang; các phóng viên báo đài Trung ương và địa phương…

Về phía Hội Nhạc sĩ Việt Nam có: Thiếu tướng, nhạc sĩ Đức Trịnh – Chủ tịch Hội; nhà lý luận phê bình âm nhạc Nguyễn Thị Minh Châu – Phó Chủ tịch Hội; nhạc sĩ Lê Xuân Hoan – Ủy viên Ban Thường vụ; nhạc sĩ Lê Chí Quốc Anh – Ủy viên Ban Chấp hành; PGS.TS Nguyễn Thị Mỹ Liêm – Ủy viên Ban Chấp hành; nhạc sĩ Hồ Trọng Tuấn – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa nghệ thuật Quân đội; và các nhạc sĩ, nghệ sĩ tiêu biểu thuộc các Hội Âm nhạc, Chi hội nhạc sĩ, Đoàn nhạc sĩ 21 tỉnh, thành tham dự: Hà Giang, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Nghệ An, Hải Dương, Thái Bình, Hà Nam, Lào Cai, Điện Biên, Cao Bằng, Hà Giang, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Tây Ninh, Bắc Giang, Thanh Hóa, Hòa Bình, Hưng Yên, Lai Châu, Yên Bái, Quảng Trị; Chi hội Nhạc sĩ Quân đội và một số tỉnh thành phía Nam.

Chủ tọa cuộc tọa đàm: Thiếu tướng, nhạc sĩ Nguyễn Đức Trịnh; nhà LLPB âm nhạc Nguyễn Thị Minh Châu và họa sĩ Lâm Tiến Mạnh – Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Hà Giang.

Phát biểu khai mạc, nhạc sĩ Đức Trịnh đã khẳng định:

“Đây là một tọa đàm rất ý nghĩa, bổ ích đối với sự nghiệp sáng tác các nhạc sĩ của chúng ta, là hoạt động giao lưu trao đổi về chuyên môn, thường gắn liền với các liên hoan âm nhạc của Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Hiệu ứng của việc khai thác chất liệu dân gian trong sáng tác âm nhạc rất cao, phải làm sao cho vừa khéo vừa hay vừa có hiệu quả; học tập các nhạc sĩ cha anh đi trước, như Văn Cao đã sử dụng chất liệu dân gian Việt Nam tài tình và khéo léo, ứng dụng vào cung quãng rất giỏi. Chúng ta cần đọc, hát và nghe… các tác phẩm của các bậc đàn anh, đó cũng là một cách học ngoài việc được học quy chuẩn ở trường.

Đại hội Văn hóa Hà Giang vừa qua, có bài tham luận “Hình ảnh đời sống văn hóa con người Hà Giang trong âm nhạc” của Đức Trịnh, có đề cập đến việc khai thác chất liệu âm nhạc dân gian của Hà Giang đưa vào sáng tác của các nhạc sĩ rất hiệu quả. Trên chặng đường mới, định hướng phát triển con đường nghệ thuật, Đoàn Nghệ thuật tỉnh Hà Giang xứng đáng được tỉnh nâng cấp lên thành “Nhà hát Ca múa nhạc Dân tộc tỉnh Hà Giang”, để tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn, đẩy mạnh các hoạt động biểu diễn văn nghệ, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu văn hóa hiện đại tạo nên bản sắc văn hóa nghệ thuật riêng.

Có thể nói, Hà Giang là tỉnh có thế mạnh về văn học nghệ thuật, đặc biệt là về âm nhạc, có nhiều nhạc sĩ tâm huyết đam mê sáng tác nhiều bài hát hay, nổi trội so với các địa phương khác trên cả nước. Mong sau đợt này, các nhạc sĩ sẽ tiếp tục tìm hiểu, có phương pháp phát triển chất liệu âm nhạc dân gian của Hà Giang để cho ra đời nhiếu tác phẩm mới.

Hội có kế hoạch thành lập Trung tâm âm nhạc ở cả ba vùng miền, và đã được các cơ quan chức năng ủng hộ và cần có đề án như “Trung tâm âm nhạc Tây Bắc” ở Sơn La, “Trung tâm âm nhạc miền Trung – Tây Nguyên” ở miền Trung và “Trung tâm âm nhạc Nam Bộ”. Các trung tâm này sẽ lưu trữ và phát triển từ âm nhạc dân gian cho tới âm nhạc đương đại…”.

Nhà LLPB âm nhạc Nguyễn Thị Minh Châu trình bày đề dẫn cho cuộc Tọa đàm.

Họa sĩ Lâm Tiến Mạnh – Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Hà Giang, đã khẳng định: “Liên hoan âm nhạc toàn quốc đợt II được tổ chức tại Hà Giang và Tọa đàm hôm nay là một làn gió mới thổi hồn cho lĩnh vực văn học nghệ thuật nói chung và lĩnh vực âm nhạc nói riêng sẽ ngày càng phát triển và đạt được những thành tựu trong giai đoạn mới. Hà Giang có 19 dân tộc anh em, trong đó đông nhất là dân tộc H’Mông chiếm tới hơn 31 % chủ yếu sống trên vùng cao nguyên đá rất khắc nghiệt, nhưng họ giữ gìn và bảo tồn các nét văn hóa truyền thống rất tốt. Hà Giang có trên 50 Di sản văn hóa phi vật thể đã được đưa vào danh mục Di dản văn hóa cấp quốc gia, cấp tình; có trên 30 điểm di tích danh thắng được công nhận cấp quốc gia, quốc tế. Có thể nói bản sắc văn hóa cảnh quan thiên nhiên của Hà Giang đã tạo cảm xúc cho các nhạc sĩ không chỉ riêng của Hà Giang mà cả các nhạc sĩ trong và ngoài nước”.

Nhạc sĩ Dương Đức (Hưng Yên) với tham luận, trao đổi một số ý kiến về “Phương pháp sử dụng âm nhạc dân gian trong sáng tác”

Nhạc sĩ Nguyễn Thái Dương (Thái Bình) trình bày tham luận “Nghệ thuật sử dụng âm nhạc dân gian trong sáng tác âm nhạc hiện nay”.

Nhạc sĩ Ngô Sỹ Tùng (Hà Giang) với tham luận “Đưa âm nhạc dân gian vào sáng tác mới”

Nhạc sĩ Sỹ Thắng (Hà Nam) với chia sẻ kinh nghiệm sáng tác.

Nhạc sĩ Vũ Đình Trọng (Lào Cai)

Nhạc sĩ Hồ Trọng Tuấn, chia sẻ với chủ đề “Việc khai thác chất liệu dân gian trong ca khúc”.

BÀI LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

XEM NHIỀU

Tiếng Đàn Ta Lư

HÀ NỘI VẪN CHỜ ANH

KỶ NIỆM MÁI NHÀ XƯA

BÌNH LUẬN GẦN ĐÂY