Thứ Sáu, Tháng Ba 29, 2024
Trang chủTin tứcTin HộiTọa đàm “Nghệ thuật sử dụng âm nhạc dân gian trong sáng...

Tọa đàm “Nghệ thuật sử dụng âm nhạc dân gian trong sáng tác hiện nay”

(Tác giả: Thanh Nhã)

Chiều ngày 3 tháng 6 năm 2023, tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang, trong khuôn khổ Liên hoan Âm nhạc toàn quốc đợt I, Hội Nhạc sĩ Việt Nam đã phối hợp với Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật An Giang tổ chức cuộc Tọa đàm “Nghệ thuật sử dụng âm nhạc dân gian trong sáng tác hiện nay”.

Tham dự Tọa đàm có: PGS.TS, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân – Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Nghệ thuật Hội Nhạc sĩ Việt Nam; họa sĩ Bùi Quang Vinh – Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật tỉnh An Giang.

Về phía Hội Nhạc sĩ Việt Nam có: Thiếu tướng, nhạc sĩ Đức Trịnh – Chủ tịch Hội; nhà lý luận phê bình âm nhạc Nguyễn Thị Minh Châu – Phó Chủ tịch Hội; NSƯT Trần Vương Thạch – Phó Chủ tịch Hội; PGS.TS Nguyễn Thị Mỹ Liêm – Ủy viên Ban Chấp hành; nhạc sĩ Lê Xuân Hoan – Ủy viên Ban Chấp hành; nhạc sĩ Trọng Đài – Ủy viên Ban Chấp hành; cùng các nhạc sĩ tiêu biểu từ các Chi hội nhạc sĩ, Đoàn nhạc sĩ 23 tỉnh, thành: Đồng bằng sông Cửu Long (An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long); miền Đông Nam bộ (Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tầu); thành phố Hồ Chí Minh (Chi hội sáng tác 1, Chi hội sáng tác 2, Chi hội Nhạc sĩ Quân đội) và một số tỉnh thành phía Bắc (Chi hội Nhạc sĩ Hải Phòng, Chi hội Nhạc sĩ Thái Nguyên, Đoàn Nhạc sĩ Ninh Bình) tham dự Liên hoan, và các phóng viên báo đài Trung ương và địa phương…

Phát biểu đề dẫn tọa đàm, nhà Lý luận phê bình Âm nhạc Nguyễn Thị Minh Châu – Phó Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam nhấn mạnh: nâng cao nghệ thuật sử dụng dân gian trong sáng tác là mong muốn của những người sáng tạo. Trong các liên hoan từ năm 2007 được Hội Nhạc sĩ tổ chức đã có nhiều hội thảo, tọa đàm bàn về vận dụng dân ca trong sáng tác. Đưa chất liệu nhạc cổ vào sáng tác mới là đề tài mở. Có nhiều cách thức khai thác chất liệu âm nhạc dân gian: cải biên làn điệu có sẵn, hoặc chỉ mượn nét nhạc ngắn của dân ca, hoặc chỉ sử dụng nét đặc trưng của tiết tấu, quãng, thang âm… Tọa đàm lần này cũng là cơ hội cho các nhạc sĩ chia sẻ, học hỏi lẫn nhau, trao đổi kinh nghiệm sáng tác, biểu diễn, lý luận, đào tạo… với mong muốn nâng cao chất lượng nghệ thuật trong việc kế thừa di sản dân tộc, tạo nên bản sắc riêng khi hòa nhập quốc tế.

Phát biểu tại tọa đàm, nhạc sĩ Đức Trịnh, khẳng định: Đây là một Tọa đàm rất ý nghĩa, cần có các ý kiến hay, cải mở về sáng tạo sử dụng âm nhạc dân gian, bổ ích đối với sự nghiệp sáng tác các nhạc sĩ của chúng ta, là hoạt động giao lưu trao đổi về chuyên môn, thường gắn liền với các Liên hoan âm nhạc của Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Học tập các thế hệ nhạc sĩ đàn anh, gìn giữ chất liệu âm nhạc dân gian để bảo tồn, lưu giữ, chắt lọc, cảm nhận, hiểu biết được lời cổ và đặt thêm lời mới, sử dụng cung quãng, tiết tấu làm sao để sáng tác được các tác phẩm âm nhạc mới chất lượng.

PGS.TS, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân nhận xét: Chủ đề của tọa đàm hay và rộng được đặt ra trong một Liên hoan âm nhạc: Sử dụng âm nhạc dân gian trong sáng tác hiện nay. Ông cha ta đã để lại một kho tàng khổng lồ âm nhạc dân gian về nội dung ca từ, giai điệu. Phần lớn mọi người cho rằng đây là sử dụng trong bài hát (có hai phần ca từ và giai điệu), chúng ta có thể sử dụng giai điệu thang âm, đặc tính của mọi thể loại âm nhạc. Tiềm ẩn là chất liệu dân gian nằm trong tâm thức của người nhạc sĩ sáng tạo, được chuyển hóa từ những giai điệu dân gian, ý, lời, phong cách… với kho tàng âm nhạc dân gian của 54 dân tộc anh em, chúng ta đã sử dụng trong lĩnh vực âm nhạc như thế nào, và áp dụng vào nhạc không lời là một vấn đề đáng quan tâm. Còn nhiều vấn đề tranh luận, có thể chỉ ra rõ rằng nhiều tác phẩm âm nhạc dân ca hiện nay của các tác giả mang một giai điệu chung chung, không rõ ràng. Cần nhận thức và thức tỉnh trong thực tế hiện nay, vận dụng sáng tác âm nhạc cũng nằm trong sự phát triển toàn bộ nền văn hóa theo đường lối: Dân tộc – Khoa học – Đại chúng…

Nhạc sĩ Trần Viết Bính (Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh Đồng Nai), trình bày tham luận “Bài hát có chất liệu dân ca để đi vào long người”.

Nhạc sĩ Nguyễn Quốc Đông (Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh Tây Ninh), trình bày tham luận “Dân ca Tây Ninh trên đường phát triển và hội nhập”.

Nhạc sĩ Lê Xuân Hoan (Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tỉnh Gia Lai) cho rằng, vai trò của âm nhạc dân gian là vô cùng quan trọng, các nhạc sĩ đều nhận thức một cách rõ rang, 54 dân tộc là 54 kho tàng âm nhạc dân gian đa sắc màu, nhưng làm thế nào để viết được dân ca các vùng miền như một số nhạc sĩ đàn anh đã xử lý một cách tài tình, khéo léo, chúng ta cần học tập và sáng tạo hơn nữa.

Một số hình ảnh tại Hội thảo:

BÀI LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

XEM NHIỀU

BÌNH LUẬN GẦN ĐÂY