Thứ Sáu, Tháng Tư 26, 2024
Trang chủTin tứcTin HộiGiải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học...

Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật đợt VI năm 2022

(Tác giả: Thanh Nhã)

Sáng 19/5/2023, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Lễ trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2022, nhân dịp kỷ niệm 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tham dự buổi lễ có các đồng chí: Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng; Trần Thanh Mẫn – Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội; Đỗ Văn Chiến – Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Nguyễn Văn Hùng – Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chủ tịch Hội đồng cấp Nhà nước xét Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật; PGS.TS, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân – Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam.

Về phía Hội Nhạc sĩ Việt Nam có: NSND Phạm Ngọc Khôi – Phó Chủ tịch Hội; các nhạc sĩ trong Ban Thường vụ và Ban Chấp hành, các nhạc sĩ và đại diện gia đình các cố nhạc sĩ đạt giải thưởng.

Đồng chí Nguyễn Văn Hùng – Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đã trình bày báo cáo về quá trình xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật năm 2022:

Công tác xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về Văn học, nghệ thuật có ý nghĩa hết sức quan trọng, đã được Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo rất sát sao. Nhận thức sâu sắc được trách nhiệm của mình, trong thời gian qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã luôn thực hiện nghiêm túc quy định của Luật Thi đua khen thưởng, đồng thời phối hợp với các ban, bộ, ngành liên quan để rà soát trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Thi đua khen thưởng theo đúng cải cách hành chính, bảo đảm điều kiện thuận lợi nhất cho các cơ quan quản lý nhà nước, các tác giả trong quá trình xét thưởng giải thưởng…

Phát biểu tại buổi Lễ, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng biểu dương, chúc mừng những thành tựu to lớn mà đội ngũ văn nghệ sĩ Việt Nam đã đạt được trong những năm qua, chúc mừng các tác giả, thân nhân các tác giả có tác phẩm, cụm tác phẩm được trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật năm 2022.

Chủ tịch nước đề nghị thời gian tới, với tinh thần tôn vinh những văn nghệ sĩ đã dâng hiến trọn đời cho cách mạng, cho nền văn học nghệ thuật nước nhà, thấu hiểu sự sáng tạo đặc biệt, sự đóng góp vô giá và ảnh hưởng rộng lớn của các văn nghệ sĩ cho cách mạng, cho dân tộc, để ứng với tấm lòng biết ơn chân thành và sâu sắc của chúng ta không được bỏ sót các tác phẩm thực sự có giá trị, không để các văn nghệ sĩ xứng đáng nhưng chưa được tôn vinh.

Đảng và Nhà nước luôn quan tâm, trân trọng, khuyến khích, biểu dương và tạo mọi điều kiện để văn nghệ sĩ sáng tác được nhiều tác phẩm có giá trị về tư tưởng và nghệ thuật đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của nhân dân, góp phần xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học…”.

Theo báo cáo các hồ sơ đề nghị xét tặng giải thưởng Hồ Chí Minh và giải thưởng Nhà nước về Văn học, nghệ thuật được thực hiện qua 3 cấp của Hội đồng: Hội đồng cấp cơ sở, Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước và Hội đồng cấp Nhà nước.

Ở lần xét tặng này, tác giả chỉ phải nộp một bộ hồ sơ duy nhất đến Hội đồng cấp cơ sở là điều kiện để xem xét trong suốt quá trình xét tặng tại Hội đồng 3 cấp thay vì phải nộp cả 3 cấp như trước đây. Đó là điểm mới trong xét tặng, giảm thiểu sự phiền hà, tiết kiệm cho tác giả khi phải làm hồ sơ, bảo đảm thực hiện tốt công tác cải cách hành chính.

Trải qua 3 cấp của Hội đồng đã có 27 tác phẩm, cụm tác phẩm đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh; 144 tác phẩm, cụm tác phẩm đề nghị xét tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học, nghệ thuật.

Ngày 17 tháng 10 năm 2022, Chủ tịch nước đã ký Quyết định tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật cho các tác giả, nhóm tác giả đã có cụm tác phẩm đặc biệt xuất sắc về văn học, nghệ thuật, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Cụ thể có 16 tác giả, cố tác giả có các tác phẩm, cụm tác phẩm được Chủ tịch nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học, nghệ thuật; có 112 tác giả, cố tác giả có tác phẩm, cụm tác phẩm được Chủ tịch nước tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học, nghệ thuật.

Về lĩnh vực âm nhạc, có 02 cố nhạc sĩ được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh:

1. Nhạc sĩ Hồng Đăng với cụm tác phẩm: ca khúc Lênh đênh, Đêm hành hương về huyền thoại, Buổi tối chuyện một căn nhà nhỏ, Khao khát, Gửi một câu hát cho Tokyo.

2. Nhạc sĩ Văn Ký với các tác phẩm: Giao hưởng thơ Ru con, hành khúc Tiến lên thanh niên thế hệ Hồ Chí Minh, ca khúc Hà Nội mùa xuân.

Có 24 nhạc sĩ được trao Giải thưởng Nhà nước:

1. Lê Hàm (Nghệ An): Cụm tác phẩm: Hợp xướng: Việt Nam trong trái tim tôi, ca khúc: Gái sông La, Người mẹ Làng Sen.

2. Nguyễn Thụy Kha (Hà Nội): Cụm tác phẩm: Sách: Thế kỷ âm nhạc Việt Nam – một thời đạn bom. Sách: Thế kỷ âm nhạc Việt Nam – một thời hòa bình.

3. Nguyễn Văn Vĩnh (Thao Giang) (Hà Nội): Cụm tác phẩm: Kể chuyện ngày mùa (Độc tấu đàn Nhị và dàn nhạc dân tộc), Tình quê hương (độc tấu đàn Nhị và dàn nhạc dân tộc).

4. Đoàn Chí Bổng (Đoàn Bổng) (Hà Nội), Cụm tác phẩm: ca khúc Hà Nội những kỷ niệm trong tôi, Dòng sông quê anh – dòng sông quê em (nhạc: Đoàn Bổng, thơ: Lai Vu), Hát về Người (nhạc: Đoàn Bổng – Đoàn Chân (lời: phỏng thơ Phạm Hổ).

5. Nguyễn Duy Thái (TP Hải Phòng): Cụm tác phẩm: ca khúc Lời của gió, Ngàn xưa phố hiến, Mùa xuân (nhạc: Duy Thái, thơ: Hà Thúc Quả).

6. Đinh Trung Cẩn (TP Hồ Chí Minh): Cụm tác phẩm: Ca khúc: Tổ quốc gọi tên mình (nhạc: Đinh Trung Cẩn, thơ: Nguyễn Phan Quế Mai),  Biển nghiêng.

7. Nguyễn Khánh Vinh (TP Hồ Chí Minh): Cụm tác phẩm: ca khúc Tia nắng, Hạt mưa (lời thơ: Lệ Bình), Hỡi em Nu-Ri-Sa, tổ khúc nhạc thiếu nhi: Cổ tích viết trên cát.

8. Võ Đăng Tín (TP Hồ Chí Minh): tác phẩm: Giao hưởng thơ: Ký ức Đồng khởi.

9. Trương Tuyết Mai (TP Hồ Chí Minh): Cụm tác phẩm: Ca khúc: Xe ta ơi lên đường (phỏng thơ: Huy Cận), Rừng với tình em, Huế tình yêu của tôi (phỏng thơ: Đỗ Thị Thanh Bình), Nơi ấy điểm hẹn (thơ: Hải Như).

10. Trần Nhật Dương (Hà Nội): Cụm tác phẩm: Ca khúc Người đàn bà ngược nắng, Bản hùng ca một thời kiêu hãnh (lời: Trần Nhật Minh), tổ khúc cho Piano Nhịp điệu chiêng cồng, Sonatine Khúc suy tưởng.

11. Đỗ Văn Đồng (Đồ Hòa An) (Quảng Ninh): Cụm tác phẩm: Ca khúc Hạ Long biển nhớ, Trụ biển, Mặt trời trên Khuê Văn Các (phỏng thơ: Thi Sảnh), Mộ gió (thơ: Trịnh Công Lộc).

12. Nguyễn Duy Khoái (TP Đà Nẵng): Cụm tác phẩm: Ca khúc: Đêm hội phố hoài, Bên dòng sông Đăk-bla, Tương tu Huế.

13. Nguyễn Hoàng Bích (Quảng Nam), cụm tác phẩm: ca khúc: Trà My yêu thương, Hoa phong ba trên đào Trường Sa.

14. Vũ Văn Vang (Võ Vang) (Hà Nội): Cụm tác phẩm: ca khúc Nơi mặt trăng mặt trời gặp nhau (lời: Lò Ngân Sủn), hợp xướng: Biển trời linh thiêng (phổ thơ: Nguyễn Nha Cao), Ngẫu hứng Huế.

15. Phan Văn Minh (Quảng Nam): Cụm tác phẩm, ca khúc: Cả nhà thương nhau, Babooch với Alăng Miêh.

16. Đặng Văn Bông (Trần Ngọc Thành) (TP Hồ Chí Minh): tác phẩm Giao hưởng số 2: Mẹ và đất nước.

17. Lê Đăng Vệ (Quảng Ninh): Cụm tác phẩm, ca khúc: Bên mộ chiến sĩ vô danh (thơ: Vưsotky).

18. Tạ Khắc Kế (Hoàng Kiều) (Hà Nội): Cụm tác phẩm: sách Thanh điệu tiếng Việt và âm nhạc cổ truyền, sách: Tìm hiểu các làn điệu Chèo cổ.

19. Đặng Đức Ngao (Bùi Đình Thảo) (Hà Nam) Cụm tác phẩm, ca khúc: Em đi giữa biển vàng (lời thơ: Nguyễn Khoa Đăng – Bùi Đình Thảo), Đi học (thơ: Minh Chính), Sách bút thân yêu ơi, Tiếng hát gọi mây.

20. Dương Hồng Từ (Nghệ An) với cụm tác phẩm, sách “Âm nhạc dân gian dân tộc Thái ở Nghệ An”, sách “Âm nhạc dân gian dân tộc Mông ở Nghệ An”.

21. Nguyễn Đình Nghĩ (Lâm Đồng) với cụm tác phẩm: Ca khúc “Hoa Lang Bian”, “Trở về đồi cỏ cháy”, “Điệu ru mặt trời”.

22. Nguyễn Tiến Liêu (Khánh Hòa) với cụm tác phẩm, ca khúc “Khi tôi hát về Người”, “Khúc ca đảo gió”.

23. Hình Phước Liên (Khánh hòa) với cụm tác phẩm, ca khúc: “Chú bò nhỏ và bác tàu lửa”, “Cô giáo em là hoa Ê-pang”, “Lấp lánh Cam Ranh”.

24. Lương Kim Vĩnh (Lào Cai) với cụm tác phẩm, 3 bản nhạc: “Đêm trăng bản Mèo”, “Phiên chợ Bắc Hà”, “Lào Cai mùa xuân”.

Tại chương trình đã biểu diễn một số tác phẩm âm nhạc của các nhạc sĩ  đạt giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật, do Nhà hát nghệ thuật Đương đại Việt Nam thực hiện:

Tác phẩm “Người là niềm tin tất thắng”, sáng tác: Chu Minh

“Biển hát chiều nay” – sáng tác: Hồng Đăng

“Quê hương tôi Việt Nam”

“Vươn tới đỉnh cao” sáng tác: Trọng Đài

BÀI LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

XEM NHIỀU

BÌNH LUẬN GẦN ĐÂY